Những phương pháp chữa ho khan do dị ứng và thời tiết tại nhà

Nếu cơn ho khan tuy gây khó chịu nhưng không dẫn tới những biến chứng nặng nề về sức khỏe. Bạn có thể tự điều trị ho khan tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên sau đây!

Xông hơi cho đường hô hấp

Xông hơi nước là cách hỗ trợ tạo độ ẩm cho đường mũi, giảm đau cổ họng, giảm kích ứng, hạn chế nhiễm trùng nhẹ, làm dịu dị ứng ở đường hô hấp. Bạn có thể thêm tinh dầu bạc hà vào nước xông. Khi xông hãy trùm khăn bao phủ nồi nước để hơi ấm lan tỏa, nhưng không nên đặt mặt gần nồi nước vì sẽ dễ bị bỏng hơi.

Súc miệng

Súc miệng bằng nước muối pha loãng là biện pháp đơn giản giúp giảm đau họng hay ho khan do cảm lạnh. Nghiên cứu cho thấy, súc miệng 3 lần mỗi ngày với nước muối pha loãng sẽ giúp bạn khỏi triệu chứng ho khan khá sớm.

Lưu ý chế độ ăn uống

Một số thực phẩm có khả năng cao thuộc nhóm gây dị ứng đường hô hấp, làm ho khan thêm trầm trọng: rượu, pho mát chín, đồ ăn ngâm chua, hải sản, socola, thịt xông khói, một số trái cây sấy khô. Bệnh nhân trào ngược axit cũng dễ mắc ho mạn tính, không nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit hay giàu chất béo. Ví dụ, socola, caffeine, cà chua, thức ăn vị cay…

Bù đủ nước

Khi cổ họng khô làm cơn ho trở nặng, việc nhâm nhi một tách trà hoặc nước pha chanh tươi có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng đường hô hấp.

Dùng gừng tươi

Nhiều nghiên cứu cho thấy, gingerol trong gừng tươi có tiềm năng chữa ho, giúp các cơ trơn của đường hô hấp thư giãn. Bạn có thể ngậm kẹo gừng, xông hơi nước gừng hay uống trà gừng để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng gừng vì có dẫn tới các vấn đề tiêu hóa như: ợ chua, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Dùng trà rễ cây cam thảo

Từ lâu, trà ấm pha từ rễ cây cam thảo đã được dùng để hỗ trợ làm dịu cơn ho, thông đờm tốt. Để sử dụng, bạn hãy ngâm rễ cây cam thảo khô trong nước sôi, sau từ 5 – 10 phút thì thưởng thức. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài, loại trà này cũng dễ gây tăng huyết áp, tích nước, kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Dùng mật ong

Mật ong có khả năng chống viêm tự nhiên nên sẽ giúp bạn giảm kích ứng, làm dịu các triệu chứng nhiễm trùng nhẹ ở họng. Tuy là phương pháp lành tính nhưng người lớn không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi chữa ho bằng cách uống mật ong, vì có khả năng gây ngộ độc cho trẻ. Phương pháp này cũng hạn chế dùng cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về đường huyết, do mật ong có chứa lượng đường tự nhiên.

Dùng nghệ

Củ nghệ chứa hợp chất curcumin, có thể hỗ trợ chữa các bệnh hô hấp, cũng như viêm khớp nhẹ. Nghiên cứu trên tạp chí lớn cho thấy, uống nước nghệ mỗi ngày có thể giúp giảm triệu chứng bệnh hen suyễn, làm dịu cơn ho. Tùy vào thể trạng, bạn hãy chọn cho mình liều lượng uống phù hợp. Bởi sử dụng quá nhiều nghệ có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn

Dùng tỏi

Theo tạp chí khoa học, uống nước tỏi đều đặn có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, vì thế người dùng ít bị cảm hơn. Dùng vừa đủ tỏi lượng cũng hỗ trợ giảm cơn ho khan do bệnh cảm lạnh. Tỏi là thảo mộc lành tính nhưng để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

Dùng cỏ xạ hương

Trong các báo cáo nghiên cứu tại Mỹ, hợp chất thymol có trong cỏ xạ hương có thể hỗ trợ các cơ trơn của họng thư giãn, giảm các cơn co thắt gây ra ho. Bạn nên thỉnh thoảng uống trà cỏ xạ hương, khi pha trà, nếu muốn có thể thêm mật ong và uống ấm. Sử dụng máy xông tinh dầu tạo ẩm không khí và thêm tinh dầu cỏ xạ hương cũng là liệu pháp tự nhiên rất tốt để giúp đường hô hấp thư giãn.

Người bệnh ho khan nên cân nhắc các phương pháp chữa trên tùy theo thể trạng mình, để việc điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất, từ đó an tâm sống khỏe mỗi ngày!