Browse Day: Tháng Mười 22, 2022

Muốn tăng cân cho trẻ em gầy, cha mẹ cần lưu ý gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ thấp bé nhẹ cân, nên nếu muốn can thiệp phải kết hợp nhiều giải pháp. Vậy muốn tăng cân cho trẻ gầy trong khi vẫn chú trọng sức khỏe thì cha mẹ cần lưu ý điều gì? Đó là những lưu ý sẽ được liệt kê ở ngay sau đây!

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng

Để biết mức độ thấp bé nhẹ cân của bé, cha mẹ nên đối chiếu chiều cao và cân nặng thực tế của trẻ thông qua biểu đồ tăng trưởng. Biểu đồ này cho một chỉ báo về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em một cách tổng thể. Nếu bé đang phát triển bình thường và sự phát triển đó dự đoán được trên đường cong, các phụ huynh có thể yên tâm rằng bé đang ăn uống đầy đủ calo. Nhưng nếu trẻ không tăng cân tương xứng với biểu đồ tăng trưởng, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết và có sự thay đổi phù hợp để giúp trẻ tăng cân.

Bổ sung vi chất tổng hợp

Trẻ có thể gầy do cơ địa hoặc bẩm sinh, do chế độ ăn uống không hợp nên bị thiếu khoáng chất và vitamin. Tất cả những lý do đó đều dẫn tới tình trạng giảm cân. Cha mẹ hãy quan sát xem trong bữa ăn hàng ngày, con của mình có bỏ một trong những nhóm thực phẩm chính như protein, ngũ cốc, rau, trái cây, sữa… hay không. Nếu có, cha mẹ hãy cho bé dùng thêm những sản phẩm bổ sung vi chất cần thiết. Tuy nhiên việc dùng vi chất phù hợp phải tùy theo bác sĩ kê đơn, tùy theo lứa tuổi và thể trạng của bé.

Dùng thực phẩm hỗ trợ tăng cân

Với các trẻ gầy, cha mẹ có thể dùng thêm thực phẩm giàu năng lượng như nước sốt, kem chua phô mai, các loại rau nhiều chất béo… để tăng hàm lượng calo, trộn trái cây tươi vào nước hoa quả, sữa chua hoặc bơ đậu phộng, nấu mì ống với dầu oliu, phô mai hay nước sốt… Tóm lại, cha mẹ có thể kết hợp những món thực phẩm giàu dinh dưỡng khác nhau để giúp tăng khẩu vị cho bé, giúp bé dung nạp chất một cách dễ dàng và ngon miệng hơn.

Ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Không giống như trẻ thừa cân, với trẻ thiếu cân, cha mẹ có thể cho bé ăn những bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ để bổ sung calo và protein. Thậm chí trước khi đi ngủ còn được coi là khung giờ vàng để bé nạp dinh dưỡng mà không sợ bị đốt cháy. Một số đồ ăn nhẹ phù hợp để dùng trước khi ngủ là các chất béo lành mạnh, rau xanh, trái cây sấy khô, ngũ cốc, trái cây tươi, sữa chua, phô mai ít béo, sữa socola ít béo, sinh tố, bánh quy giòn, ngũ cốc, bánh sandwich phô mai nướng…

Tuân thủ giờ ăn nhất quán

Cha mẹ cần cho con tuân theo bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ một cách nhất quán về thời gian. Điều đó sẽ giúp tạo ra một chu kỳ ăn phù hợp, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cứ sau mỗi 3 đến 4 giờ trẻ nên có một bữa ăn và duy trì thói quen này một cách cân bằng, thường xuyên.

Duy trì hoạt động thể chất

Trẻ cần được khuyến khích hoạt động thể chất để gây ra cảm giác đói, tăng cảm giác thèm ăn và kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu dưỡng tốt hơn. Những hoạt động vận động ngoài trời như cầu lông, bơi lội, đi bộ, bóng đá, bóng rổ… đều phù hợp với bé. Hoạt động thể chất không chỉ giúp cho bé tăng trưởng chiều cao, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động mà còn giúp trẻ có thể lực và sức khỏe tốt hơn, sức đề kháng cũng được tăng cường.

Chăm chút bữa ăn của con

Cha mẹ nên dành thời gian chế biến những bữa ăn ngon mắt, với mùi vị hấp dẫn, nhiều màu sắc và phong phú… thay vì dọa nạt và ép trẻ ăn. Điều đó sẽ giúp bé yêu thích món ăn và ăn một cách ngon lành. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ hãy lắng nghe sở thích ăn uống của bé để lựa chọn những thực phẩm mà bé yêu thích.

Mỗi đứa trẻ lại có một cơ thể khác nhau. Vì thế cha mẹ hãy đưa bé đi khám để được những hướng dẫn cụ thể, sau đó lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng cho bé theo như hướng dẫn! Chúc bạn thành công!