Browse Day: Tháng Năm 25, 2022

An toàn thực phẩm và cách ăn sạch, uống sạch

Cho đến nay, thực trạng an toàn thực phẩm là một vấn đề vô cùng nhức nhối, đòi hỏi sự quan tâm lưu ý. Nhiều người đang phải sử dụng rất nhiều loại thực phẩm bẩn, không được đảm bảo về chất lượng vệ sinh, cũng như sự an toàn trong chế biến và sản xuất. Điều này gây ra nhiều bệnh tật trong cơ thể. Cùng tìm hiểu về vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay!

Vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay

Tiếp cận những thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe là yếu tố then chốt để tăng cường sức khỏe và duy trì sự sống. Thực phẩm không an toàn có thể gây ra hơn 200 bệnh từ nhẹ đến nặng, từ tiêu chảy đến ung thư.

Những thực phẩm không an toàn có thể bao gồm:

  • Thực phẩm có nguồn gốc động vật chưa được nấu chín.
  • Rau quả và trái cây bị nhiễm phân.
  • Động vật ở biển có chứa chất độc sinh học.

Bệnh tiêu chảy là căn bệnh phổ biến nhất do ăn phải thực phẩm ô nhiễm gây ra. Thống kê cho thấy có khoảng 550 triệu trường hợp mắc bệnh tiêu chảy hàng năm, và 230.000 trường hợp tử vong mỗi năm. 40% gánh nặng bệnh tật do thực phẩm ở trẻ em dưới 5 tuổi, với 125.000 ca tử vong mỗi năm.

 

Bí quyết ăn sạch và uống sạch!

Vậy làm sao để ăn sạch và uống sạch ngay tại gia đình? Sau đây là những bí kíp dành cho bạn!

Ăn nhiều rau và trái cây

Ăn nhiều rau và trái cây sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, khoáng chất,  vitamin… Các hợp chất trong thực vật cũng có khả năng chống viêm hiệu quả, bảo vệ các tế bào không bị hư hại. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn

Hầu hết các mặt hàng chế biến sẵn đã bị hao hụt chất xơ và chất dinh dưỡng. Trong khi đó, chúng lại chứa nhiều đường và hóa chất. Những thực phẩm này có thể làm tăng chứng viêm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thực phẩm chế biến sẵn dễ  khiến bạn ăn quá mức do chứa nhiều tinh bột, nhưng lại cung cấp không nhiều giá trị dinh dưỡng. Tiêu thụ nhiều tinh bột tinh chế có liên quan đến nguy cơ viêm nhiễm, gan nhiễm mỡ, béo phì, kháng insulin…

Đọc nhãn kỹ trước khi mua thực phẩm

Bạn có thể mua một số thực phẩm đóng gói ở trong siêu thị. Ví dụ như các loại rau, củ, quả, hạt, thịt, cá… Tuy nhiên trước khi mua, bạn cần đọc nhãn mác thật kỹ để đảm bảo thực phẩm đó không có chất bảo quản, chất béo hoặc đường bổ sung không lành mạnh.

Hạn chế uống rượu bia

Rượu bia được chế tạo bằng phương pháp lên men ngũ cốc, rau quả hoặc trái cây nghiền nát. Uống rượu ở mức vừa phải (đặc biệt với rượu vang) sẽ giúp tăng cao sức khỏe tim mạch. Thế nhưng uống quá nhiều rượu có thể thúc đẩy viêm nhiễm, góp phần gây ra các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, bệnh gan và mỡ bụng dư thừa. Vì thế bạn nên hạn chế lượng rượu bia đưa vào cơ thể mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày

Nước là loại đồ uống tự nhiên vô cùng lành mạnh mà bạn cần sử dụng mỗi ngày. Nước không hề chứa các chất phụ gia, chất làm ngọt nhân tạo, đường hoặc các thành phần hóa chất khác. Vì thế nó là thứ đồ uống tốt nhất, sạch nhất mà bạn có thể uống. Uống nước đầy đủ 2 lít mỗi ngày sẽ giúp các hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi, trôi chảy tự nhiên.

Chọn thức ăn từ nguồn uy tín

Ngoài thực phẩm tươi chưa từng qua chế biến, bạn còn cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc động vật đến từ trang trại nuôi dưỡng an toàn, đạt chuẩn. Bởi lẽ trên thực tế, rất nhiều sản phẩm chăn nuôi đến từ những cơ sở mất vệ sinh, nuôi nhốt đông đúc. Nhiều động vật chăn nuôi còn được tiêm thuốc để kích thích tối đa sự tăng trưởng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bạn đã hiểu hơn về an toàn thực phẩm và cách ăn sạch, uống sạch qua bài viết trên. Hãy áp dụng những bí kíp này để có một chế độ ăn an toàn, sạch sẽ bạn nhé!